Ý kiến thăm dò

Tình hình kinh tế - xã hội

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
92855

UBND thị trấn Ngọc Lặc tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật trồng cây gai xanh.

Ngày 18/09/2022 11:00:00

Ngày 16/9/2022, UBND thị trấn Ngọc Lặc tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật trồng cây gai xanh.

             Ngày 16/9/2022, tại Hội trường thị trấn Ngọc Lặc, UBND thị trấn Ngọc Lặc tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật trồng cây gai xanh. Về tham dự lớp tập huấn có:

* Cấp huyện: Lãnh đạo Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp
            * Thị trấn: Thành viên Ban chỉ đạo phát triển cây gai xanh thị trấn; Bí thư chi bộ, Trưởng các khu phố có vùng Quy hoạch cây gai xanh; Chi hội trưởng Phụ nữ, Nông dân, Cựu chiến binh, Bí thư chi đoàn các khu phố có vùng quy hoạch trồng cây gai xanh; Các hộ gia đình trong đoàn đi thăm quan học tập kinh nghiệm trồng gai xanh ngày 10/09/2022.

z3761457794194_f078ac418a0a904b90394b79505e7398.jpg

Với mục đích phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh làm nguyên liệu cho Nhà máy sản xuất sợi dệt trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 nhằm thực hiện tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp thị trấn Ngọc Lặc theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững.

Phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh trên địa bàn thị trấn Ngọc Lặc phải dựa trên điều kiện tự nhiên như: đất đai, nông hóa, thổ nhưỡng, những tiềm năng, lợi thế của từng đơn vị; đồng thời đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ trong các khâu sản xuất, áp dụng cơ giới hóa ở những vùng có điều kiện nhằm nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng gai nguyên liệu, giảm giá thành sàn xuất, nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích; đáp ứng đủ nguyên liệu cho nhà máy hoạt động ổn định.

Phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh phải chú ý đến hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác xã và người dân, đảm bảo nguyên liệu cho nhà máy hoạt động để góp phần phát triển nông nghiệp ở thị trấn. Dựa trên cơ sở mối quan hệ liên kết chặt chẽ, bền vững và lâu dài giữa tập đoàn An Phước, Công ty cổ phần nông nghiệp An Phước với các địa phương, doanh nghiệp và với các hộ trồng gai trên cơ sở thỏa thuận, hài hòa về lợí ích, đảm bảo các bên cùng có lợi.

          Tăng cường trách nhiệm của cấp ủy, trưởng khu phố; sự tham gia của các đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội trong việc phát triển vùng nguyên liệu cây gai. Phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh trên địa bàn thị trấn Ngọc Lặc nhằm đáp ứng đủ nhu cầu nguyên liệu chế biến cho doanh nghiệp sản xuất sợi dệt trên địa bàn tỉnh, phù hợp với mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện đến năm 2025 định hướng đến năm 2030 theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững; sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất đai, cơ sở hạ tầng hiện có; tạo việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người nông dân.

z3761457792097_2cadd401410e1d1c0e0e8afd18ff9685.jpg

với mục tiêu đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh với diện tích đạt 40 ha. Cụ thể:

- Giai đoạn 2021 – 2025 đạt 19 ha trở lên, năng suất toàn vùng bình quân với 3,5 – 4 tấn vỏ khô/ha/năm).

             Đến năm 2030: Phát triển vùng nguyên liệu ổn định diện tích 40 ha; năng suất bình quân 4,2 tấn vỏ gai khô/ha/năm, trong đó năng suất cây gai ở đất bãi 4,5 tấn vỏ khô/ha/năm, ở đất sườn đồi thấp 3,7 tấn vỏ khô/ha/năm), tổng sản lượng gai nguyên liệu toàn vùng 148 tấn vỏ khô/năm.

Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo từ thị trấn đến đến các khu phố về phát triển cây gai xanh trên địa bàn thị trấn; Thành lập Ban chỉ đạo, tổ giúp việc cho ban chỉ đạo phát triển cây gai xanh từ thị trấn đến khu phố; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, phối hợp tốt với công ty để chỉ đạo và thực hiện hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Định kỳ tổ chức các hội nghị giữa UBND, BCĐ cây gai xanh thị trấn, các khu phố, Công ty; trao đổi những khó khăn, vướng mắc và bàn các biện pháp để giải quyết; phấn đấu chỉ đạo hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Ban chỉ đạo phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh, cán bộ văn hoá thông tin tuyên truyền làm tốt công tác tuyên truyền về chủ trương phát triển vùng nguyên liệu cây gai của tỉnh, của huyện, thị trấn; tuyên truyền về hiệu quả kinh tế của cây gai xanh; Phối hợp với Công ty cổ phần nông nghiệp An Phước tổ chức cho cán bộ và nhân dân các khu phố nằm trong vùng quy hoạch phát triển cây gai xanh đi tham quan các mô hình trồng cây gai xanh quy mô lớn, hiệu quả cao và nhà máy sợi dệt An Phước để người dân biết và yên tâm đầu tư trồng cây gai xanh.

Thực hiện tốt xây dựng, quy hoạch phát triển vùng trồng cây gai xanh:

Các khu phố tiến hành rà soát lại toàn bộ quỹ đất hiện có, định hướng phát triển các loại cây trồng; xác định và quy hoạch vùng phát triển cây gai xanh cho giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030.

Xây dựng phát triển vùng nguyên liệu cây gai phải gắn với thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu qu thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác; nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân. Hình thành và phát triển mối quan hệ liên kết chặt chẽ, bền vững lâu dài giữa doanh nghiệp chế biến gai với các khu phố, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng gai nguyên liệu trên cơ sở thỏa thuận và hài hòa lợi ích, hai bên cùng có lợi.

Khuyến khích và tận dụng quỹ đất 5% tại các khu phố thực hiện chuyển đổi trồng trước.

         Việc ký kết hợp đồng kinh tế giữa Công ty, hợp tác xã, tổ hợp tác thu mua, chế biến gai với tố chức, cá nhân sản xuất gai nguyên liệu phải được tiến hành ngay từ đầu năm. Cấp ủy, chính quyền các cấp có trách nhiệm chỉ đạo hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ nông dân trồng gai ký kết hợp đồng kinh tế với nhà máy ngay từ đầu năm.

         Công ty thu mua, chế biến gai xanh phải ban hành và thực hiện phương thức thu mua, thanh toán nhanh, gọn và dễ dàng thuận lợi cho người dân. Thực hiện cơ chế hỗ trợ đầu tư ng trước (vốn, giống, làm đất, thâm canh, phòng trừ sâu bệnh và các tiến bộ kỹ thuật,...) cho hộ, HTX, tổ hợp tác xã, các đơn vị sản xuất gai nguyên liệu để phát triển vùng nguyên liệu theo đúng kế hoạch đề ra.

         Thành lập tổ hợp tác về cây gai xanh phục vụ từ việc hướng dẫn quy trình kỹ thuật chăm sóc đến bao tiêu sản phẩm đầu ra cho các hộ dân.

         Tăng cường chỉ đạo, giám sát của các cấp, các ngành trong việc thực hiện hợp đồng giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và người trồng gai; chỉ đạo phương thức thu mua, bảo đảm an toàn, hài hòa lợi ích của người trồng gai và Công ty.

          Thực hiện tốt quy trình kỹ thuật ở tất cả các khâu: Chọn đất, thời vụ trồng, giống, mật độ trồng, chăm sóc, bón phân, thu hoạch, sơ chế: theo đúng hướng dẫn quy trình kỹ thuật của công ty đưa ra và khuyến cáo của cơ quan chuyên môn. (theo Quyết định số 214/QĐ-SNN&PTNT ngày 27/5/2022 của Sở Nông nghiệp&PTNT tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Quy trình kỹ thuật sản xuất cây gai xanh AP1 làm nguyên liệu sợi dệt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa).

            Giải pháp dồn điền đổi thửa, tích tụ tập trung đất đai: Đẩy mạnh công tác dồn điền, đổi thửa, tích tụ, tập trung đất đai bằng nhiều hình thức linh hoạt cho phù hợp với từng địa phương, doanh nghiệp như: Thuê quyền sử dụng đất của các tồ chức, cá nhân để đầu tư sản xuất trồng gai; chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ các hộ dân có đất nhưng không có nhu cầu sử dụng đất để sản xuất do chuyển dịch lao động hoặc chuyển đổi nghề nghiệp; liên kết, góp ruộng tạo thành vùng sản xuất lớn để sản xuất gai theo quy mô lớn, úng dụng tiến bộ kỹ thuật và cơ giới hóa đồng bộ để hiện đại hóa sản xuất gai nguyên liệu nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích.

Tăng cường đầu tư, cải tiến công nghệ nâng cao hiệu quả sản xuất gai xanh: Đề nghị tập đoàn An Phước, công ty cổ phần nông nghiệp An Phước tăng cường đầu tư, cải tiến công nghệ tước vỏ gai để nâng cao hiệu quả sơ chế theo hướng để tăng tỉ lệ sợi gai có chất lượng tốt, giảm tỉ lệ hao hụt trong sơ chế qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất; đầu tư cho việc sản xuất phân bón hữư cơ vi sinh làm từ phế phẩm để tận thu, giải quyết tốt vấn đề môi trường.

Đối với các khu phố:

Tập trung tuyên truyền về chủ trương phát triển cây gai xanh của tỉnh Thanh Hóa và các chính sách hỗ trợ phát triển cây gai xanh như: Nghị quyết số 385/2021/NQ-HĐND  ngày 26/4/2021 của HĐND tỉnh về việc ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển cây gai xanh nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2023; Nghị quyết 116/2021/NQ-HĐND về việc ban hành trình tự, thủ tục thực hiện chính sásh hỗ trợ phát triển cây gai xanh nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2023 theo Nghị quyết 385/2021/NQ - HĐND ngày 26/4/202; công văn số 604-CV/TU ngày 12/4/2022 về việc lãnh đạo, chỉ đạo phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Quyết định số 214/QĐ-SNN&PTNT ngày 27/5/2022 của Sở Nông nghiệp&PTNT tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Quy trình kỹ thuật sản xuất cây gai xanh AP1 làm nguyên liệu sợi dệt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; công văn số 594-CV/HU ngày 14/4/2022 của Ban thường vụ Huyện ủy Ngọc Lặc về việc lãnh đạo, chỉ đạo phát triển diện tích trồng cây gai xanh trên địa bàn huyện; Quyết định số 142-QĐ/ĐU ngày 3/08/2022 của Ban chấp hành Đảng ủy thị trấn Ngọc Lặc về việc lãnh đạo, chỉ đạo phát triển diện tích trồng cây gai xanh trên địa bàn thị trấn Ngọc Lặc; tổ chức tuyên truyền đến mọi tầng lớp nhân dân để có sự đồng thuận cao trong quá trình triển khai thực hiện.

          Trên cơ sở kế hoạch chung của thị trấn Ngọc Lặc, xây dựng ngay kế hoạch của khu phố mình thật cụ thể, chi tiết có tính khả thi cao và tổ chức hội nghị mở rộng để triển khai thực hiện tốt các giải pháp đã đề ra; chỉ đạo, phối hợp với cán bộ kỹ thuật của công ty hướng dẫn nhân dân trồng chăm sóc đảm bảo quy trình kỹ thuật; đánh giá hiệu quả thực tế làm căn cứ để nhân thêm ra diện rộng.

z3761457786971_e3e2166d81cacd44c63ae7503099068c.jpg

         Chỉ đạo các hộ nông dân, tổ hợp tác trồng gai ký kết hợp đồng kinh tế với nhà máy ngay t đầu vụ. Quản lý, chỉ đạo, giám sát quá trình thực hiện hợp đồng tiêu thụ gai nguyên liệu đã ký kết giữa các tồ chức, cá nhân trồng gai với Công ty cồ phần đầu tư phát triển sản xuất và xuất nhập khẩu An Phước, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia.

         Phối hợp với Công ty cồ phần nông nghiệp An Phước kiểm tra, đôn đốc, hỗ trợ, chỉ đạo các tổ chức, cá nhân thực hiện kế hoạch sản xuất và thu hoạch gai theo đúng hợp đồng đã ký kết. Thường xuyên báo cáo kết quả triển khai, thực hiện với UBND thị trấn (Qua cán bộ địa chính nông nghiệp, khuyến nông) và ban nông nghiệp của thị trấn.

 

 

 

UBND thị trấn Ngọc Lặc tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật trồng cây gai xanh.

Đăng lúc: 18/09/2022 11:00:00 (GMT+7)

Ngày 16/9/2022, UBND thị trấn Ngọc Lặc tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật trồng cây gai xanh.

             Ngày 16/9/2022, tại Hội trường thị trấn Ngọc Lặc, UBND thị trấn Ngọc Lặc tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật trồng cây gai xanh. Về tham dự lớp tập huấn có:

* Cấp huyện: Lãnh đạo Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp
            * Thị trấn: Thành viên Ban chỉ đạo phát triển cây gai xanh thị trấn; Bí thư chi bộ, Trưởng các khu phố có vùng Quy hoạch cây gai xanh; Chi hội trưởng Phụ nữ, Nông dân, Cựu chiến binh, Bí thư chi đoàn các khu phố có vùng quy hoạch trồng cây gai xanh; Các hộ gia đình trong đoàn đi thăm quan học tập kinh nghiệm trồng gai xanh ngày 10/09/2022.

z3761457794194_f078ac418a0a904b90394b79505e7398.jpg

Với mục đích phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh làm nguyên liệu cho Nhà máy sản xuất sợi dệt trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 nhằm thực hiện tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp thị trấn Ngọc Lặc theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững.

Phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh trên địa bàn thị trấn Ngọc Lặc phải dựa trên điều kiện tự nhiên như: đất đai, nông hóa, thổ nhưỡng, những tiềm năng, lợi thế của từng đơn vị; đồng thời đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ trong các khâu sản xuất, áp dụng cơ giới hóa ở những vùng có điều kiện nhằm nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng gai nguyên liệu, giảm giá thành sàn xuất, nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích; đáp ứng đủ nguyên liệu cho nhà máy hoạt động ổn định.

Phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh phải chú ý đến hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác xã và người dân, đảm bảo nguyên liệu cho nhà máy hoạt động để góp phần phát triển nông nghiệp ở thị trấn. Dựa trên cơ sở mối quan hệ liên kết chặt chẽ, bền vững và lâu dài giữa tập đoàn An Phước, Công ty cổ phần nông nghiệp An Phước với các địa phương, doanh nghiệp và với các hộ trồng gai trên cơ sở thỏa thuận, hài hòa về lợí ích, đảm bảo các bên cùng có lợi.

          Tăng cường trách nhiệm của cấp ủy, trưởng khu phố; sự tham gia của các đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội trong việc phát triển vùng nguyên liệu cây gai. Phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh trên địa bàn thị trấn Ngọc Lặc nhằm đáp ứng đủ nhu cầu nguyên liệu chế biến cho doanh nghiệp sản xuất sợi dệt trên địa bàn tỉnh, phù hợp với mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện đến năm 2025 định hướng đến năm 2030 theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững; sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất đai, cơ sở hạ tầng hiện có; tạo việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người nông dân.

z3761457792097_2cadd401410e1d1c0e0e8afd18ff9685.jpg

với mục tiêu đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh với diện tích đạt 40 ha. Cụ thể:

- Giai đoạn 2021 – 2025 đạt 19 ha trở lên, năng suất toàn vùng bình quân với 3,5 – 4 tấn vỏ khô/ha/năm).

             Đến năm 2030: Phát triển vùng nguyên liệu ổn định diện tích 40 ha; năng suất bình quân 4,2 tấn vỏ gai khô/ha/năm, trong đó năng suất cây gai ở đất bãi 4,5 tấn vỏ khô/ha/năm, ở đất sườn đồi thấp 3,7 tấn vỏ khô/ha/năm), tổng sản lượng gai nguyên liệu toàn vùng 148 tấn vỏ khô/năm.

Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo từ thị trấn đến đến các khu phố về phát triển cây gai xanh trên địa bàn thị trấn; Thành lập Ban chỉ đạo, tổ giúp việc cho ban chỉ đạo phát triển cây gai xanh từ thị trấn đến khu phố; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, phối hợp tốt với công ty để chỉ đạo và thực hiện hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Định kỳ tổ chức các hội nghị giữa UBND, BCĐ cây gai xanh thị trấn, các khu phố, Công ty; trao đổi những khó khăn, vướng mắc và bàn các biện pháp để giải quyết; phấn đấu chỉ đạo hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Ban chỉ đạo phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh, cán bộ văn hoá thông tin tuyên truyền làm tốt công tác tuyên truyền về chủ trương phát triển vùng nguyên liệu cây gai của tỉnh, của huyện, thị trấn; tuyên truyền về hiệu quả kinh tế của cây gai xanh; Phối hợp với Công ty cổ phần nông nghiệp An Phước tổ chức cho cán bộ và nhân dân các khu phố nằm trong vùng quy hoạch phát triển cây gai xanh đi tham quan các mô hình trồng cây gai xanh quy mô lớn, hiệu quả cao và nhà máy sợi dệt An Phước để người dân biết và yên tâm đầu tư trồng cây gai xanh.

Thực hiện tốt xây dựng, quy hoạch phát triển vùng trồng cây gai xanh:

Các khu phố tiến hành rà soát lại toàn bộ quỹ đất hiện có, định hướng phát triển các loại cây trồng; xác định và quy hoạch vùng phát triển cây gai xanh cho giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030.

Xây dựng phát triển vùng nguyên liệu cây gai phải gắn với thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu qu thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác; nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân. Hình thành và phát triển mối quan hệ liên kết chặt chẽ, bền vững lâu dài giữa doanh nghiệp chế biến gai với các khu phố, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng gai nguyên liệu trên cơ sở thỏa thuận và hài hòa lợi ích, hai bên cùng có lợi.

Khuyến khích và tận dụng quỹ đất 5% tại các khu phố thực hiện chuyển đổi trồng trước.

         Việc ký kết hợp đồng kinh tế giữa Công ty, hợp tác xã, tổ hợp tác thu mua, chế biến gai với tố chức, cá nhân sản xuất gai nguyên liệu phải được tiến hành ngay từ đầu năm. Cấp ủy, chính quyền các cấp có trách nhiệm chỉ đạo hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ nông dân trồng gai ký kết hợp đồng kinh tế với nhà máy ngay từ đầu năm.

         Công ty thu mua, chế biến gai xanh phải ban hành và thực hiện phương thức thu mua, thanh toán nhanh, gọn và dễ dàng thuận lợi cho người dân. Thực hiện cơ chế hỗ trợ đầu tư ng trước (vốn, giống, làm đất, thâm canh, phòng trừ sâu bệnh và các tiến bộ kỹ thuật,...) cho hộ, HTX, tổ hợp tác xã, các đơn vị sản xuất gai nguyên liệu để phát triển vùng nguyên liệu theo đúng kế hoạch đề ra.

         Thành lập tổ hợp tác về cây gai xanh phục vụ từ việc hướng dẫn quy trình kỹ thuật chăm sóc đến bao tiêu sản phẩm đầu ra cho các hộ dân.

         Tăng cường chỉ đạo, giám sát của các cấp, các ngành trong việc thực hiện hợp đồng giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và người trồng gai; chỉ đạo phương thức thu mua, bảo đảm an toàn, hài hòa lợi ích của người trồng gai và Công ty.

          Thực hiện tốt quy trình kỹ thuật ở tất cả các khâu: Chọn đất, thời vụ trồng, giống, mật độ trồng, chăm sóc, bón phân, thu hoạch, sơ chế: theo đúng hướng dẫn quy trình kỹ thuật của công ty đưa ra và khuyến cáo của cơ quan chuyên môn. (theo Quyết định số 214/QĐ-SNN&PTNT ngày 27/5/2022 của Sở Nông nghiệp&PTNT tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Quy trình kỹ thuật sản xuất cây gai xanh AP1 làm nguyên liệu sợi dệt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa).

            Giải pháp dồn điền đổi thửa, tích tụ tập trung đất đai: Đẩy mạnh công tác dồn điền, đổi thửa, tích tụ, tập trung đất đai bằng nhiều hình thức linh hoạt cho phù hợp với từng địa phương, doanh nghiệp như: Thuê quyền sử dụng đất của các tồ chức, cá nhân để đầu tư sản xuất trồng gai; chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ các hộ dân có đất nhưng không có nhu cầu sử dụng đất để sản xuất do chuyển dịch lao động hoặc chuyển đổi nghề nghiệp; liên kết, góp ruộng tạo thành vùng sản xuất lớn để sản xuất gai theo quy mô lớn, úng dụng tiến bộ kỹ thuật và cơ giới hóa đồng bộ để hiện đại hóa sản xuất gai nguyên liệu nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích.

Tăng cường đầu tư, cải tiến công nghệ nâng cao hiệu quả sản xuất gai xanh: Đề nghị tập đoàn An Phước, công ty cổ phần nông nghiệp An Phước tăng cường đầu tư, cải tiến công nghệ tước vỏ gai để nâng cao hiệu quả sơ chế theo hướng để tăng tỉ lệ sợi gai có chất lượng tốt, giảm tỉ lệ hao hụt trong sơ chế qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất; đầu tư cho việc sản xuất phân bón hữư cơ vi sinh làm từ phế phẩm để tận thu, giải quyết tốt vấn đề môi trường.

Đối với các khu phố:

Tập trung tuyên truyền về chủ trương phát triển cây gai xanh của tỉnh Thanh Hóa và các chính sách hỗ trợ phát triển cây gai xanh như: Nghị quyết số 385/2021/NQ-HĐND  ngày 26/4/2021 của HĐND tỉnh về việc ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển cây gai xanh nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2023; Nghị quyết 116/2021/NQ-HĐND về việc ban hành trình tự, thủ tục thực hiện chính sásh hỗ trợ phát triển cây gai xanh nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2023 theo Nghị quyết 385/2021/NQ - HĐND ngày 26/4/202; công văn số 604-CV/TU ngày 12/4/2022 về việc lãnh đạo, chỉ đạo phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Quyết định số 214/QĐ-SNN&PTNT ngày 27/5/2022 của Sở Nông nghiệp&PTNT tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Quy trình kỹ thuật sản xuất cây gai xanh AP1 làm nguyên liệu sợi dệt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; công văn số 594-CV/HU ngày 14/4/2022 của Ban thường vụ Huyện ủy Ngọc Lặc về việc lãnh đạo, chỉ đạo phát triển diện tích trồng cây gai xanh trên địa bàn huyện; Quyết định số 142-QĐ/ĐU ngày 3/08/2022 của Ban chấp hành Đảng ủy thị trấn Ngọc Lặc về việc lãnh đạo, chỉ đạo phát triển diện tích trồng cây gai xanh trên địa bàn thị trấn Ngọc Lặc; tổ chức tuyên truyền đến mọi tầng lớp nhân dân để có sự đồng thuận cao trong quá trình triển khai thực hiện.

          Trên cơ sở kế hoạch chung của thị trấn Ngọc Lặc, xây dựng ngay kế hoạch của khu phố mình thật cụ thể, chi tiết có tính khả thi cao và tổ chức hội nghị mở rộng để triển khai thực hiện tốt các giải pháp đã đề ra; chỉ đạo, phối hợp với cán bộ kỹ thuật của công ty hướng dẫn nhân dân trồng chăm sóc đảm bảo quy trình kỹ thuật; đánh giá hiệu quả thực tế làm căn cứ để nhân thêm ra diện rộng.

z3761457786971_e3e2166d81cacd44c63ae7503099068c.jpg

         Chỉ đạo các hộ nông dân, tổ hợp tác trồng gai ký kết hợp đồng kinh tế với nhà máy ngay t đầu vụ. Quản lý, chỉ đạo, giám sát quá trình thực hiện hợp đồng tiêu thụ gai nguyên liệu đã ký kết giữa các tồ chức, cá nhân trồng gai với Công ty cồ phần đầu tư phát triển sản xuất và xuất nhập khẩu An Phước, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia.

         Phối hợp với Công ty cồ phần nông nghiệp An Phước kiểm tra, đôn đốc, hỗ trợ, chỉ đạo các tổ chức, cá nhân thực hiện kế hoạch sản xuất và thu hoạch gai theo đúng hợp đồng đã ký kết. Thường xuyên báo cáo kết quả triển khai, thực hiện với UBND thị trấn (Qua cán bộ địa chính nông nghiệp, khuyến nông) và ban nông nghiệp của thị trấn.

 

 

 

công khai TTHC